5/5 - (1 bình chọn)

Báo cáo tài chính là báo cáo không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp, bất kể quy mô, đều phải lập báo cáo tài chính hàng năm. Vậy báo cáo tài chính gồm những gì? Cùng Jobsnew tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây bạn nhé. 


1. Định nghĩa báo cáo tài chính

bao cao tai chinh 1
Báo cáo tài chính mô tả sức khỏe của một doanh nghiệp

1.1. Báo cáo tài chính là gì?

Định nghĩa Báo cáo tài chính được quy định trong khoản 1, Điều 3, Luật Kế Toán 2015: Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”

Phân tích báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và dòng tiền của công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của khách hàng trong việc ra quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính áp dụng cho mọi lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp được yêu cầu lập và nộp báo cáo tài chính chính xác và kịp thời theo quy định của Pháp luật.

1.2. Nội dung báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ thông tin của một doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  • Các luồng tiền.

Ngoài những thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp những thông tin khác trong phần “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” để giải thích rõ hơn về các chỉ tiêu phản ánh trong Báo cáo tài chính tổng hợp và chính sách kế toán để ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Các loại báo cáo tài chính

bao cao tai chinh 2
Có nhiều loại báo cáo tài chính tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp

2.1. Báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập (Income Statement) trong báo cáo tài chính là một phần quan trọng thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoặc lỗ của một tổ chức trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một quý hoặc một năm.

Báo cáo này được chú trọng nhất trong số các báo cáo tài chính vì nó cho thấy hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày theo một trình tự nhất định, từ tổng quát đến chi tiết, giúp người đọc dễ dàng hiểu được tình hình tài chính của công ty.

Báo cáo thu nhập trong báo cáo tài chính bao gồm các mục chính sau:

  • Doanh thu: Đây là tổng số tiền doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động kinh doanh của mình. Doanh thu này bao gồm tất cả các khoản tiền từ hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
  • Chi phí: Chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp hàng hoặc dịch vụ như giá vốn sản phẩm/dịch vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung,…
  • Lợi nhuận gộp: Doanh thu trừ đi chi phí hàng bán được, cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cơ bản.
  • Thu nhập: Là phần thu nhập khi lấy doanh thu trừ cho chi phí; thu nhập từ lãi suất ngân hàng, đầu tư, chuyển nhượng,…

2.2. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) là một phần trong báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân tại một thời điểm cụ thể. Bảng này phản ánh sự cân đối giữa tài sản, nợ và vốn sở hữu của tổ chức đó. Theo đó, tổng giá trị của tài sản của tổ chức phải bằng tổng giá trị của nợ và vốn sở hữu.

Bảng cân đối kế toán thường chia thành hai phần chính:

  • Tài sản: Bao gồm tất cả các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và có giá trị kinh doanh, chẳng hạn như tiền mặt, tài sản cố định, và tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho và các khoản phải thu.
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Bao gồm tất cả các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp (nợ) cũng như vốn sở hữu, bao gồm vốn góp và lợi nhuận tích lũy.

Bảng cân đối kế toán giúp người đọc hiểu rõ về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, cũng như cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi tài chính của nó.

báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán

2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) cung cấp thông tin về dòng tiền vào và ra của công ty, chẳng hạn như doanh thu và chi phí và các khoản tương đương. Loại báo cáo này thường được tạo hàng quý hoặc hàng năm tùy thuộc vào quy định cụ thể của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường đi kèm với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt thường được chia thành 3 hoạt động chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

  • Hoạt động kinh doanh: Các dòng tiền mặt liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của tổ chức, bao gồm doanh thu từ bán hàng, chi phí về hàng tồn kho, chi phí nhân viên, các khoản phải thu và phải trả.
  • Hoạt động đầu tư: Các dòng tiền mặt liên quan đến việc mua và bán tài sản cố định, đầu tư tài chính và các hoạt động đầu tư khác.
  • Hoạt động tài chính: Các dòng tiền mặt từ hoạt động gây vay nợ, trả nợ, phát hành cổ phiếu, trả cổ tức và các hoạt động tài chính khác.

2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the financial statements) dùng để bổ sung, giải thích các thông tin trong phân tích báo cáo tài chính ở các bài báo được nhắc ở trên. Cách trình bày này giúp cung cấp thông tin chi tiết và phân tích về các số liệu trong báo cáo tài chính, giải thích nguyên nhân và hậu quả của các biến động tài chính, cung cấp dự đoán và kế hoạch cho tương lai của tổ chức. Thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày dưới dạng văn bản hoặc tài liệu đính kèm trong báo cáo tài chính chính thức. 

2.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement) hay còn được gọi là báo cáo thu nhập hoặc báo cáo lãi và lỗ. Báo cáo này thường phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, thường là một quý hoặc một năm tài chính.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp và là một công cụ quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.6. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu thể hiện các biến động về vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tài chính. Báo cáo này thường bao gồm một loạt các yếu tố, bao gồm vốn góp ban đầu từ cổ đông, lợi nhuận tích lũy, thưởng cổ tức, phát hành cổ phiếu mới, mua lại cổ phiếu, và các thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu.

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu, cũng như các biến động quan trọng trong cấu trúc vốn của tổ chức.

3. Quy định về thời hạn lập báo cáo tài chính

bao cao tai chinh 3
Thời gian nộp báo cáo tài chính tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp

3.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Ở Việt Nam, thời hạn nộp báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thường được quy định theo quy định của Luật Kế toán và các quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể căn cứ vào Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC về quy định thời gian nộp báo cáo tài chính như sau:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
  • Đối với loại hình doanh nghiệp khác: Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
  • Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phải gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

3.2. Mức phạt khi nộp chậm hoặc lập sai báo cáo tài chính

Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định liên quan đến việc nộp đúng thời hạn và lập chính xác báo cáo tài chính. Trường hợp vi phạm các quy định này có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật.

3.2.1. Vi phạm về tài khoản kế toán

Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi có một trong những hành vi sau:

  • Hạch toán không đúng nội dung quy định
  • Sửa đổi nội dung, phương pháp tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính

Ngoài ra, công ty sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không thực hiện đúng theo hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc ban hành.

3.2.2. Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:

  • Lập BCTC không đầy đủ hoặc không đúng quy định.
  • BCTC thiếu chữ ký.
  • Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

  • Lập BCTC không đầy đủ
  • Sử dụng mẫu báo cáo tài chính khác so với quy định và chuẩn mực kế toán.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:

  • Không lập BCTC theo quy định
  • Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
  • Lập và trình bày BCTC không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.
  • Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các hành vi sau:
  • Giả mạo BCTC, khai man số liệu nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.
  • Thỏa thuận hoặc thực hiện ép buộc người khác giả mạo BCTC, khai man số liệu trên BCTC nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Cố ý hoặc thỏa thuận với người khác nhằm cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các trường hợp sau:

  • Không lập BCTC hoặc lập không đầy đủ nội dung
  • Lập và trình bày BCTC không rõ ràng, nhất quán.
  • Nộp BCTC, báo cáo quyết toán cho Cơ quan nhà nước chậm từ 1-3 tháng.
  • Công khai BCTC không đầy đủ nội dung.
  • Công khai BCTC chậm từ 1-3 tháng
  • Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.
  • Sửa nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được Bộ tài chính chấp thuận.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

  • Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản cho lĩnh vực của đơn vị.
  • Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được chấp thuận.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi:

  • Nộp BCTC chậm quá 3 tháng.
  • Lập BCTC không chính xác.
  • Giả mạo BCTC, khai man số liệu.
  • Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo BCTC.
  • Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật
  • Công khai BCTC chậm quá 3 tháng.
  • Sai thông tin, số liệu trên BCTC.
  • Nộp BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán khi cần thiết.

 4. Câu hỏi thường gặp về báo cáo tài chính

bao cao tai chinh 4
Báo cáo tài chính đánh giá rủi ro và tiềm năng của doanh nghiệp

4.1. Giá trị pháp lý của báo cáo tài chính

Theo Khoản 4, 18 Điều 3, Khoản 1 Điều 14 Luật kế toán 2015 (một phần của tài liệu kế toán) thì báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hoàn toàn có giá trị pháp lý cao.

4.2. Lý do cần báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức vì nó cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý và quyết định chính sách công.

Báo cáo tài chính cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Điều này giúp họ đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính một cách thông suốt. Báo cáo tài chính cũng giúp tăng tính minh bạch và tin cậy cho doanh nghiệp, từ đó xây dựng uy tín trong cộng đồng kinh doanh và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh.

4.3. Khả năng nộp báo cáo tài chính bổ sung

Doanh nghiệp có quyền và khả năng nộp báo cáo tài chính bổ sung trong một số trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp phổ biến mà doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính bổ sung:

  • Sai sót hoặc thiếu sót trong báo cáo tài chính ban đầu
  • Thay đổi trong thông tin kinh doanh hoặc tài chính
  • Yêu cầu từ cơ quan quản lý hoặc cơ quan kiểm toán
  • Yêu cầu từ các bên liên quan

4.4. Điểm nộp báo cáo tài chính

Điểm nộp báo cáo tài chính thường là cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý tài chính của quốc gia: Chi cục Thuế hoặc Cục Thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Chi cục Thuế cấp huyện, quận, thị xã trực thuộc trực tiếp Sở Tài chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán cần nộp thêm cho Ủy ban Chứng khoán.


Kết luận

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp và các bên liên quan đánh giá hiệu suất kinh doanh, tình hình tài chính và tính bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để báo cáo tài chính có giá trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kế toán và pháp luật, đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Tóm lại, báo cáo tài chính không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là công cụ hữu ích để quản lý và tạo niềm tin từ các bên liên quan.

Bạn đang còn nhiều thắc mắc về các ngành nghề khác nhau? Đừng chần chừ gì nữa mà hãy nhanh tay ghé thăm Jobsnew Blog để tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích khác nhé!