Đánh giá

Ở tuổi 30, có lẽ bạn sẽ vô thức mà đặt ra hàng loạt câu hỏi để suy ngẫm về cuộc đời mình như: “Tôi đã làm được gì”, “Tôi đang tìm kiếm điều gì?”, “Sự nghiệp bản thân sẽ đi về đâu?”…Tuy giai đoạn diễn ra rất tự nhiên, nhưng thật không may đó lại là căn nguyên dẫn đến “cuộc khủng hoảng tuổi 30”. Vậy khi gặp áp lực công việc phải làm sao để vượt qua? Hy vọng, bài biết sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn để biến những áp lực công việc trở thành động lực cố gắng cho tương lai.

Áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc là những điều khiến bạn mệt mỏi tại chốn công sở hay trong quá trình phát triển sự nghiệp. Biểu hiện thường thấy nhất là áp lực công việc văn phòng vì những tác động bắt buộc bạn phải hoàn thành tốt, không thể đùn đẩy cho người khác. Bên cạnh đó bạn phải chịu sự hối thúc của cấp trên, khách hàng,…

Và điều hiển nhiên, khi bị dồn đến mức độ nào đó, chắc chắn bản thân sẽ phản kháng bằng cách cáu gắt, khó chịu, hoặc buông xuôi mọi thứ để mong muốn tìm được sự yên ổn, nhẹ nhàng. Thời kỳ căng thẳng nhất với nhiều người có lẽ ở độ tuổi 30 khi mà chúng ta phải oằn mình để gánh gồng cuộc sống bộn bề mang tên cơm – áo – gạo – tiền. Nếu là người có gia đình, thì có lẽ “trọng lượng” của những điều kể trên sẽ nhân lên rất nhiều lần.

Tuổi 30 – Có một loại gánh nặng khó gọi tên 

contentImage 333b7b2a d7f8 08ef a490 8e04b8e23675 z4584381651771 02c536161cafffda400620a0eea4529a

Đây là giai đoạn khiến nhiều người khó duy trì được trạng thái cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống. Lập gia đình, mua nhà, chăm con,…cùng với đó là việc bắt buộc hoàn thành tốt trách nhiệm ở công ty để hướng đến sự ổn định. Quá nhiều thứ cần phải lo, vô tình gây ra những căng thẳng, áp lực công việc, sinh hoạt. Đôi lúc bạn cảm thấy như mình đã lựa chọn sai tất cả. Thậm chí, có đôi lần bạn muốn trốn tránh mọi người khi được hỏi về tình trạng hiện tại.

Đối với những người trẻ tuổi mới tốt nghiệp, bước vào nơi làm việc nguồn năng lượng chinh phục sẽ khiến các bạn hăng hái xông pha. Chẳng hạn như lần đầu tiên được mời tham gia buổi gặp gỡ quan trọng cùng lãnh đạo, chịu trách nhiệm chủ trì một cuộc họp, được khen ngợi về kế hoạch, dự án mới,….Tuy nhiên, bước đến tuổi ba mươi, bạn sẽ trở nên khắt khe hơn và có định nghĩa gọn hơn nhiều về sự thành công.

Bộ não chúng ta không thể đảm bảo tính đa nhiệm cho hầu hết mọi việc. Bánh xe cuộc sống bắt đầu chuyển đổi, thay vì chạy hết tốc lực như tuổi 20, thì bây giờ sự bình yên và ước mơ “an tĩnh” lại chiếm hết tất cả trong tâm trí. Vì lẽ đó, áp lực công việc kéo theo những căng thẳng tâm lý khiến bạn dần kiệt sức, thờ ơ, tách rời với mọi thứ kể cả tình cảm gia đình.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp lực công việc

Bị so sánh 

Áp lực công việc ngoài nguyên nhân chủ yếu do lượng công việc khổng lồ cần giải quyết thì còn bắt nguồn từ cuộc sống. Con người khác với các loài động vật khác ở tư duy. Khi chúng ta có sự phát triển vượt bậc thì nhận thức về cuộc sống cũng khác nhau. Dần dần sự phân chia thứ bậc, cấp độ quyền lực, địa vị xã hội trở thành tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công của một người.

Bạn bị mọi người đánh giá, so sánh với một đồng nghiệp trong công ty, thành viên trong gia đình, dòng họ…Bạn chợt nhận ra mới qua vài năm mà bạn bè xung quanh đều có sự nghiệp vững chắc, trong khi bản thân chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường. Lòng tự trọng sẽ khiến chúng ta buồn bã, chán chường rồi đến mức phải tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân: “Tôi đã làm được gì?”, “Tôi thực sự tệ đến mức đó ư?”,…

Ảnh hưởng bởi hệ quy chiếu từ mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, sự phát triển lớn mạnh của mạng xã hội và các thiết bị di động khiến con người ta đắm chìm vào “thế giới ảo”. Áp lực cũng sinh ra vì những “thành tích” của mọi người trên mạng.

Bạn không chỉ thấy bạn bè thân quen, mà vô số những người khác đã và đang trên đà thành công. Trong khi bạn cũng đặt ra mục tiêu nhưng mãi vẫn không thực hiện được. Kết quả, sự thất vọng lại kéo tâm trạng bạn xuống mức tồi tệ nhất, áp lực công việc, cuộc sống cũng từ đó mà hình thành.

contentImage 4179b446 15e3 5a58 0afb cd901e2b3dc2 z4584381999408 fed41e61970f58f3e0ec069a13d95a6a

Thành công không đồng nghĩa với việc kiếm nhiều tiền hay có chức vị cao

Hiểu sai về những câu chuyện thành công

Câu chuyện về các doanh nhân thành đạt, những người đi từ vạch số không lên đến đỉnh cao và xem đó là chuẩn mực. Bạn cảm thấy ngưỡng mộ, ghen tị khi thế giới của họ chỉ toàn hào quang. Chúng ta vô tình quên mất đi rằng truyền thông đã không ít lần đồn thổi, đánh bóng hoàn hảo và lướt đi những chi tiết khi họ gặp phải những rắc rối, khó khăn, thất bại mà họ phải đối diện.

Áp lực từ chính gia đình – Ranh giới giữa kỳ vọng và ước mơ

Các thành viên thân thiết có sức ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Khi lớn lên, bạn được mọi người kỳ vọng sẽ kiếm được thật nhiều tiền, trở thành trụ cột của gia đình, con đường vào Đại học là thành tựu lớn mở ra cánh cửa xây dựng tương lai,…Tuy nhiên, mọi thứ đều không như mong đợi khi ở ngưỡng cửa 30 mà bạn vẫn chưa có sự nghiệp vững chắc. Thái độ hụt hẫng từ những người xung quanh vô tình đem lại áp lực công việc và gia đình khiến bạn không dễ dàng buông xuôi.

Làm sao thoát khỏi áp lực – Nên đương đầu hay trốn tránh?


Bạn cảm thấy thất vọng, hụt hẫng khi đặt mục tiêu nhưng lại không thực hiện được. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc theo đuổi của cải vật chất, địa vị xã hội tạo ra nhiều căng thẳng, những mối quan hệ xung quanh ngày càng kém chân thành và cảm giác hạnh phúc dần biến mất.

Sẽ ra sao khi áp lực công việc dần đem cảm xúc của bạn trở nên bảo hòa hay vô cảm? Như một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, chúng ta cần phải có những nhận thức tích cực nhằm tìm kiếm sự hài lòng, an yên trong tâm hồn. Trốn tránh không phải là sự lựa chọn tốt nhất.

Ngưng so sánh bản thân với người khác

Ám ảnh bởi những điều không đạt được ở bất kì độ tuổi nào cũng ảnh hưởng đến cảm xúc và lòng tự trọng của bạn. Chìa khóa ở đây chính là sự tự tin. Chỉ khi nào xây dựng cho mình được tự tin, bạn mới thoát khỏi những bất an, sợ hãi. Từ đó, tạo sức mạnh để vượt qua áp lực công việc, trở ngại và tiến đến sự thành công.


2Q==

Mỗi người đều sẽ có thành công của riêng mình chỉ cần bạn không ngừng nỗ lực

Mỗi người sinh ra đều có một chiếc đồng hồ theo ta đến suốt cuộc đời. Có thể với nhiều người, độ tuổi 20 là lúc “7 giờ sáng”, tuổi 30 là lúc “8 giờ” khi mà nguồn năng lượng dồi dào nhất trong ngày. Thế nhưng, cũng có nhiều người 30 tuổi mới chỉ “6 giờ sáng”. Do đó, bạn đừng mãi lấy ai đó là hình tượng để thành công, đôi khi chính bạn là trường hợp “nở muộn” thì sao? Hãy cố gắng và tự hào vì sống trọn từng phút giây thay vì cứ mãi bon chen vì những giá trị xa hoa của người khác.

Đừng quá khắt khe với chính mình

Đừng nhìn vào người khác để ép bản thân phải có được những điều họ đang sở hữu. Mỗi người một hoàn cảnh sống và ở từng giai đoạn cuộc đời, chúng ta sẽ có những mong muốn khác nhau. Hãy dành thời gian để lắng nghe và biết bản thân thật sự cần gì. Đôi khi sự bình yên, hạnh phúc với gia đình nhỏ mới chính là điều bạn đang tìm kiếm.

Có cái nhìn sâu sắc, khách quan trong cách đánh giá mọi thứ trong cuộc sống

Áp lực công việc dễ làm bạn xuống tinh thần. Bạn không hài lòng với thành tích mình đã đạt được? Bạn mong muốn nâng cao cuộc sống, cùng với đó kéo theo mục tiêu chinh phục những tham vọng lớn lao khiến bản thân mệt mỏi đến phát ốm. Hãy sống chậm lại và lắng nghe người khác đánh giá. Đôi khi cuộc sống bạn cứ ngỡ là bình thường nhưng trong mắt mọi người nó đã là sự thành công, mục tiêu họ ao ước có được.

contentImage 22c587e4 fd63 9d63 d56b 3f331ff98ec8 z4584382355299 255b6018c0105f730d58996b265ea924

Tuổi 30 – Độ tuổi của chênh vênh nhưng cũng là dấu mốc của sự vững chãi

Tuổi 30, thời điểm tốt nhất cho thấy bạn đủ khôn ngoan để cân nhắc và tập trung vào các mục tiêu quan trọng. Việc loại bỏ những tác động, ảnh hưởng không đáng có từ môi trường bên ngoài dẫn đến áp lực công việc là điều cần thiết. Lúc này, mọi thứ bạn có được rõ ràng hơn nhiều. Vật chất không phải bao giờ cũng là tiêu chuẩn của một cuộc sống tốt đẹp. Ở tuổi 30, bạn cần có một tâm hồn an tĩnh. Theo dõi Jobsnew.vn để tìm đọc thêm những chia sẻ hay và bổ ích khác nhé!