Đánh giá

Kỹ năng ra quyết định được rất nhiều người quan tâm và phát triển trong cuộc sống, công việc. Hàng ngày, bạn sẽ phải đối mặt với những lựa chọn giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn. song, không phải ai cũng bình tĩnh để xử lý mọi thứ tốt nhất. Thậm chí có nhiều người thường xuyên đưa cái tôi của bản thân vào khiến cho mọi việc càng trở nên rắc rối thêm.

Cái tôi ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định như thế nào?

2Q==

Không phải ai cũng dễ dàng buông bỏ cái tôi xuống khi quyết định một việc gì đó.

Cá nhân hóa khi vận dụng kỹ năng ra quyết định rất dễ ảnh hưởng đến kết quả và khiến mọi người khó chịu, không chấp nhận vì thiếu tôn trọng họ. Biểu hiện của tính cách này chính là dễ tự ái, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng mang tính cách “độc tài”, không biết lắng nghe ý kiến mà tự hành xử, quyết định theo cảm tính. Trường hợp này còn thường xuyên bắt gặp ở những người leader của nhóm hoặc các lãnh đạo. Bởi vì họ tự tin về kinh nghiệm, khả năng phán đoán cũng như xử lý của mình hơn hẳn những người khác từ đó, “tính dân chủ” cũng không còn được họ coi trọng.

Cá nhân hóa khi đưa ra quyết định vẫn tồn tại một số ưu và nhược điểm riêng. Nếu như người quyết định thực sự có tài, họ sẽ giúp tiết kiệm thời gian suy tính khi phải nghe người khác mà có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Song, khi bạn ra làn như vậy dễ làm mất lòng nhân viên và khiến họ chống đối bởi sự ép buộc người khác của bạn.

Mặt khác, nếu cứ đưa cái tôi vào quyết định quá nhiều sẽ khiến mọi người có xu hướng ỷ lại vì họ nghĩ rằng “có nói thế nào thì anh ta cũng tự làm theo ý mình vậy thôi để anh ấy tự quyết định, mình không xen vào”. Điều này sẽ khiến cho năng suất làm việc của công ty có nguy cơ suy giảm vì họ có xu hướng dựa dẫm vào lãnh đạo.

Trường hợp bạn là nhân viên, khi kỹ năng ra quyết định của bạn chịu ảnh hưởng bởi cái tôi sẽ làm mọi người khó chịu và xa lánh bạn. Thậm chí, nếu cấp trên nhận thấy được điều này sẽ khiến bạn khó phát triển sự nghiệp. Hẳn không ai muốn làm việc với một người không tôn trọng ý kiến mà tự quyết định mọi thứ phải không? Vậy làm thế nào để khi giải quyết không bị ảnh hưởng bởi cái tôi?

Cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định không chịu ảnh hưởng bởi cái tôi

Hãy nhớ rằng, kể cả trong cuộc sống và trong công việc, bạn đừng bao giờ để cái tôi của mình khiến cho quyết định sai lầm rồi hối hận. Dù đôi khi bạn cần phải giữ chính kiến của bản thân nhưng hãy nhớ, bạn chỉ nên có một cái tôi vừa phải, đủ để kiên định với lập trường nhưng cũng đủ để thay đổi và lắng nghe khi cần thiết.

Nhiều cái tôi gom lại sẽ khiến tính cách của bạn trở nên bảo thủ, độc tài và cố chấp. Nếu bạn là nhân viên kinh doanh thì tình trạng này càng tồi tệ hơn. Chỉ vì một vài vấn đề mà bạn nhất quyết không chịu lắng nghe sẽ làm cho khách hàng bỏ đi. Hay, một vài xích mích nhỏ lại làm bạn quyết định nghỉ việc, từ bỏ công sức xây dựng sự nghiệp bao lâu nay, điều này thật không đáng. Do đó, những cách gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng ra quyết định tốt nhất.

Hiểu thấu đáo vấn đề

9k=

Để rèn luyện kỹ năng ra quyết định cần có cái nhìn thấu đáo

Trước khi muốn làm gì bạn cần phải hiểu rõ nó để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Tránh trường hợp không thấu suốt mọi việc, chỉ nghe tường thuật lại hoặc có cái nhìn phiến diện rồi vội vàng xử lý ngay.

Có rất nhiều người hay mắc phải sai lầm này đặc biệt là trong lúc mất bình tĩnh như nóng giận, đau buồn, thất vọng,… Họ đưa cái tôi của mình vào những quyết định dẫn đến kết quả không mong muốn. Do đó, nếu đang trong lúc bị cảm xúc chi phối, bạn hãy hít thở sâu và tạm ngừng mọi việc trong 15 – 30 phút để tinh thần ổn định.

Quan sát mọi việc một cách khách quan

“Tôi nghĩ thế này là tốt”, “thực hiện theo cách này là tốt nhất, không có cách nào hơn”,… Đừng để cảm xúc và tầm nhìn của bạn ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định. Lối mòn của cái nhìn chủ quan, phiến diện dựa trên kinh nghiệm của bạn rất dễ gây ra hậu quả tổn thất to lớn.

Hãy nhìn mọi việc một cách khách quan, xem tổng thể là phần không thể thiếu, đừng quan tâm quá nhiều một khía canh rồi quên mất những mặt khác. Chắc hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với câu chuyện ngụ ngôn “thầy bói xem voi”. Bạn đừng nên là “những ông thầy bói” đó nhé!

Đón nhận mọi việc trong tâm thế sẵn sàng

Trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi việc thường xuyên gặp rắc rối. Việc của bạn cần làm đó là nuôi dưỡng tinh thần sẵn sàng đương đầu với thử thách. Chỉ khi bạn không căng thẳng thì mới phát huy được kỹ năng đưa ra quyết định tốt nhất. Không chỉ vậy, bạn giữ suy nghĩ lạc quan và tích cực cũng sẽ giúp bạn bình tĩnh, dễ dàng loại bỏ cái tôi cá nhân khi cần lựa chọn việc gì.

Suy nghĩ cho những người xung quanh

Nếu muốn từ bỏ cái tôi bạn cần phải mở rộng tấm lòng và suy nghĩ cho mọi người. Hãy tự hỏi quyết định đưa ra có ảnh hưởng đến người khác không? Nếu làm việc này thì kết quả có khả quan hơn không? Mọi người sẽ được gì nếu như quyết định này được thực hiện.

9k=

Kỹ năng quyết đoán rất tốt nhưng để tốt hơn bạn hãy nghe ý kiến mọi người trước

Bạn hãy cân nhắc đến quyền lợi cũng như cảm xúc của mọi người khi có quyết định của bạn. Hãy tách cái tôi ra khỏi cái nhìn của bản thân, hãy nghĩ cho sâu rồi quyết định cho đúng. Muốn đứng trên đỉnh vinh quang, bạn không thể nào mãi làm “chú ếch ngồi trong đáy giếng” được.

Lắng nghe ý kiến

Chắc chắn đây là điều không thể thiếu để rèn luyện kỹ năng ra quyết định và loại bỏ cái tôi cá nhân. Hãy lắng nghe ý kiến mọi người, từ đó tổng hợp lại và thống nhất cho ra quyết định tối ưu nhất. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và mọi người sẽ có thiện cảm với bạn.

Đừng nên tự quyết định hoặc bác bỏ mọi ý kiến khi làm việc nhóm

Chỉ khi các thành viên và người leader hòa hợp thì mọi khó khăn mới có thể vượt qua được. Vì vậy, cốt lõi của kỹ năng quyết định không chỉ ở việc suy xét mọi tình huống xảy ra mà nó còn phải yêu cầu được mọi người thống nhất nếu làm việc nhóm hoặc không ảnh hưởng người khác nếu làm việc cá nhân.

Loại bỏ tư duy phê phán

9k=

Thay vì luôn phê phán hãy suy nghĩ phản biện

Có một biểu hiện rất rõ ràng với người thường đưa cái tôi vào quyết định đó là hay phê phán những quyết định của người khác.Trong mọi cuộc thảo luận, khi ai đưa ra ý kiến gì họ đều tìm cách bới móc khuyết điểm ra. Còn khi họ đưa ra ý kiến hay quyết định thì “cãi cùn” dù điều đó đúng hay sai, họ không cần biết điều gì chỉ cần biết ý kiến bản thân là đúng hoàn toàn.

Do đó, hãy loại bỏ tư duy phê phán này đi mà thay bằng tư duy phản biện. Bạn hãy sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến nhưng phải đặt mình vì lợi ích chung của tập thể. Hãy cân nhắc tới mọi rủi ro và cơ hội có thể xảy ra với đề xuất của mỗi người. Sau đó trình bày trước tập thể và để tất cả cùng lựa chọn phương án tốt nhất.

“Tịnh tâm” khi luyện tập kỹ năng ra quyết định là đều cần thiết, hãy bình tĩnh và lựa chọn đều tốt nhất cho tập thể và cá nhân nhé. Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định tốt nhất và dần kiểm soát được cái tôi của mình để không bị ảnh hưởng. Chúc bạn thành công. Ghé thăm Jobsnew.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác bạn nhé!